Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Cuộc chạy đua quân sự tới Bắc Cực
Trong bối cảnh nhiệt độ Trái Đất tăng dần, nhiều nguồn tài nguyên giá trị và tuyến hàng hải mà nhiều nước mơ ước được dự báo sẽ “lộ ra” do băng tan tại Bắc Cực. Một cuộc chạy đua tới khu vực này đang diễn ra quyết liệt, làm dấy lên những lo ngại về khả năng xung đột vũ trang ở vùng cực này.

 


Chiếc bánh ngọt nhiều vị

 

Các nghiên cứu từ trước tới nay đều khẳng định, Bắc Cực có trữ lượng dầu không hề thua kém bất kỳ nơi nào trên thế giới. Theo tờ Ouest France, các nhà khoa học Nga ước tính khu vực này chiếm 25% nguồn tài nguyên đang còn “ngủ yên” trên toàn cầu.

 

Trong khi đó, Diplomat dẫn thông tin của Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ ước tính Bắc Cực chứa khoảng 13% trữ lượng dầu mỏ, 30% khí đốt tự nhiên và 20% khí đốt hóa lỏng chưa được khai thác của thế giới. Với trình độ công nghệ hiện nay, tổng lượng dầu có khả năng khai thác tại Bắc Cực có thể lên tới 90 tỷ thùng, đáp ứng nhu cầu dầu của thế giới vào khoảng 86,4 triệu thùng/ngày trong vòng 3 năm liên tục.

 


Tàu ngầm hạt nhân USS New Hampshire của Mỹ trồi lên lớp băng trong một cuộc tập luyện ở Bắc Cực.

 

Không những vậy, các hoạt động hàng hải qua Bắc Cực cũng đang trở nên quan trọng chưa từng có do băng tuyết tan. Tuyến hàng hải Biển Bắc được dự báo sẽ trở thành đối thủ của kênh đào Xuy-ê nối châu Âu và châu Á. Nếu như năm 2010, chỉ có 4 tàu đi lại trên tuyến Biển Bắc thì tới năm 2013, lưu lượng giao thông trên tuyến hàng hải này tăng lên 71 tàu.

 

Khi được khai thác, tuyến Biển Bắc dự kiến sẽ giúp rút ngắn thời gian tàu đi từ châu Âu sang châu Á xuống chỉ còn 35 ngày, so với 48 ngày nếu đi qua kênh đào Xuy-ê. Các chuyên gia phân tích hàng hải còn đánh giá sẽ có tới 77 triệu tấn hàng được vận chuyển qua đây vào năm 2020.

 

Cùng với dầu mỏ và khí đốt, Bắc Cực cũng là một nơi rất giàu tiềm năng khoáng sản. Bắc Cực có những mỏ quặng sắt, kẽm, ni-ken, vàng, và nhiều loại khoáng sản khác với trữ lượng thuộc loại lớn nhất thế giới. Cá cũng là một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng và dồi dào ở Bắc Cực và trữ lượng khai thác có thể sẽ ngày càng lớn hơn khi nhiều diện tích mặt nước được giải phóng và thu hút nhiều loại cá di cư từ phía Bắc xuống.




Vùng băng giá không yên tĩnh

 

Giáo sư Khoa học Chính trị R.Hiu-bớt (Rob Huebert) của Đại học Calgary (Ca-na-đa) từng nhận định: “Một vùng đại dương từng tách biệt với phần còn lại của thế giới đang trở thành một vùng mà con người có thể tiếp cận. Hàng loạt yếu tố đang xuất hiện và củng cố lẫn nhau. Thực tế ấy khiến sự hiện diện quân sự tại Bắc Cực tăng dần và mức độ hiện diện sẽ tăng theo thời gian”. Vì vậy, các quốc gia đang không ngừng tích cực triển khai lực lượng hải, không, lục quân ở xung quanh khu vực tưởng như yên lặng này, nhằm giành được thế chủ động và nắm bắt trước thời cơ.

 

Đầu tiên là phải kể đến các quốc gia có biên giới giáp Bắc Cực như Nga, Mỹ, Ca-na-đa. Nga đã công bố kế hoạch chi 40 tỷ USD để phát triển Kế hoạch Bắc Cực đến năm 2020. Tổng thống Nga V.Pu-tin (Vladimir Putin) cho hay: “Nga sẽ trở lại Bắc Cực và tăng cường phát triển khu vực đầy tiềm năng này. Nga cần phải tận dụng mọi đòn bẩy để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia”. Ông V.Pu-tin đã ra lệnh cho quân đội Nga tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực và hoàn thành việc phát triển hạ tầng quân sự tại khu vực này trong năm 2014.

 

Mới đây nhất, nhằm từng bước hiện thực hóa kế hoạch trên, Bộ Quốc phòng Nga thông báo sẽ thành lập 6 doanh trại quân đội tại Bắc Cực. Ngay từ năm 2013, Hạm đội phương Bắc của Nga cũng đã bắt đầu triển khai các máy bay tác chiến chống ngầm và tuần tra hàng hải Ilyushin Il-38, máy bay tác chiến chống ngầm, trinh sát hàng hải Tupolev Tu-142 Bear tuần tra thường xuyên tại Bắc Băng Dương và khu vực Bắc Cực.

 

Theo Chiến lược về Bắc Cực của Mỹ, nước này sẽ thúc đẩy an ninh hải quân, tăng cường kinh nghiệm hoạt động tại môi trường Bắc Cực, đồng thời củng cố năng lực và khả năng sẵn sàng tác chiến của lực lượng hải quân Mỹ ở khu vực này. Hải quân Mỹ cũng có kế hoạch thúc đẩy các hoạt động của lực lượng này sau khi tự nhận thấy “chưa chuẩn bị đầy đủ để tiến hành các hoạt động hàng hải bền vững ở Bắc Cực”.

 

Chuẩn Đô đốc G.Oai (Jonathan White), người đứng đầu nhóm chuyên trách về vấn đề biến đổi khí hậu của Hải quân Mỹ nêu rõ: “Bắc Cực là nơi chúng ta phải tiến đến và trong trạng thái sẵn sàng. Tôi không nghĩ chúng ta sẽ phải tiến hành chiến tranh ở đó nhưng chúng ta phải sẵn sàng”.

 

Tương tự, theo tờ La Presse, từ giữa tháng 8-2013, quân đội Ca-na-đa đã khánh thành Trung tâm huấn luyện quân sự vùng cực tại Nu-na-vút để làm nơi điều phối mọi cuộc tập trận của nước này tại Bắc Cực và bắt đầu thử nghiệm loại xe mô tô trượt tuyết chuyên dụng có giá đến 620.000USD.

 

Không chỉ có Mỹ, Nga, Ca-na-đa mà ngay cả Trung Quốc, một quốc gia “xa xôi” cũng đang rất quan tâm đến “miếng bánh” Bắc Cực. Năm 2012, Bắc Kinh đã đề nghị được trở thành quan sát viên thường trực của Hội đồng Bắc Cực-một diễn đàn liên chính phủ gồm 8 nước: Ca-na-đa, Đan Mạch, Mỹ, Phần Lan, Ai-xơ-len, Na Uy, Thụy Điển và Nga, điều phối các hoạt động ở Bắc Cực. Đến tháng 5-2013, Trung Quốc đã được kết nạp làm quan sát viên. Năm 2012, Bắc Kinh từng gây chú ý khi gửi tàu phá băng Tuyết Long đến khu vực này. Ở Bắc Cực, tàu phá băng được xem là có tầm quan trọng chiến lược không kém tàu sân bay ở những vùng biển “bình thường”.




Tiềm ẩn nguy cơ xung đột

 

Mặc dù các nước giáp Bắc Cực đang cố gắng giành sự kiểm soát, nhưng thực tế là vùng biển ở trong và xung quanh Bắc Cực được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế hiện đang được áp dụng cho tất cả các đại dương khác. Khi băng bắt đầu tan chảy, các vùng nước mới mở ra ở đáy biển sẽ vẫn thuộc về vùng biển quốc tế, cụ thể là theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

 

Theo đó, các quốc gia xung quanh đều có quyền khai thác tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản và bất cứ điều gì khác tồn tại ở đáy đại dương 200 hải lý trong vùng biển của họ. Nhưng để làm được điều này thì cần phải tiến hành đo đạc kỹ lưỡng, cung cấp thông tin cho một cơ quan do Liên hợp quốc thành lập nhằm kiểm tra tính khoa học, chính xác. Sau đó, các quốc gia có liên quan sẽ phải giải quyết những vấn đề xung quanh sự chồng lấn.

 

Cho đến nay, vẫn chưa có một quy định nào về vấn đề quyền khai thác tại Bắc Cực đối với bất kỳ quốc gia nào. Mặc dù 5 nước liên quan trực tiếp là Nga, Mỹ, Ca-na-đa, Đan Mạch và Na Uy đã ký một văn kiện liên quan đến Bắc Cực, song các nhà phân tích cho rằng, văn kiện này không có tính chắc chắn lâu dài và không thể ngăn cản "cuộc chiến" phân chia Bắc Cực giữa các nước.

 

Thậm chí các chuyên gia còn cảnh báo, hoàn toàn có khả năng xảy ra xung đột quân sự nếu các lợi ích chiến lược của Bắc Cực ngày một lộ rõ và các bên chưa thể thống nhất về một giải pháp phân chia quyền lợi chung. Tờ Economist dẫn lời Giáo sư Hàn Húc Đông thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng “khả năng sử dụng vũ lực là điều không thể loại trừ khỏi Bắc Cực, vì tính chất phức tạp của các tranh chấp chủ quyền”.

 

Trong khi đó, Hội đồng Đối ngoại (CFR) có trụ sở ở Niu Y-oóc, Mỹ, khẳng định rằng các cuộc tranh chấp chủ quyền và cuộc chạy đua về tài nguyên sẽ đẩy Bắc Cực vào cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Putin hô, Medvedev ứng: Nước Nga về đâu? (23-09-2014)
    Căng thẳng ở Hồng Kông (23-09-2014)
    AREA 51 – Khu vực tuyệt mật tại nước Mỹ (22-09-2014)
    Sinh viên Hồng Kông bãi khóa phản đối Bắc Kinh (22-09-2014)
    Cơn chấn động trưng cầu dân ý độc lập Scotland sẽ tiếp tục (22-09-2014)
    Học thức cao của các trùm khủng bố Hồi giáo (22-09-2014)
    Nga: Hàng chục ngàn người biểu tình chống chiến tranh ở Ukraina (22-09-2014)
    EU thừa nhận “ngấm đòn đau” từ Nga (21-09-2014)
    Những “liên minh tình huống” kỳ lạ (21-09-2014)
    Nga có cao tay khi từ chối tham gia không kích IS? (21-09-2014)
    Ukraine: Khởi điểm của thế giới đa cực... (21-09-2014)
    Mỹ bận đối phó IS là 'cơ hội' cho Putin? (20-09-2014)
    NATO 'bỏ rơi' Ukraine, Poroshenko bị dọa lật đổ (20-09-2014)
    Nga loạng choạng trước “đòn đánh” từ phương Tây (20-09-2014)
    Ba đại cường “dân tộc chủ nghĩa” đang nhào nặn cục diện Châu Á (20-09-2014)
    Nước Nga trước đòn hiểm của phương Tây (19-09-2014)
    Nga xuất vũ khí sang châu Phi, 'bạn tốt' TQ hậm hực (19-09-2014)
    Tổng thống Ukraine thăm Mỹ: Nỗ lực tìm đường sống... (19-09-2014)
    Scotland vẫn thuộc Vương quốc Anh: Thủ tướng Anh nhẹ nhõm! (19-09-2014)
    Bắc Kinh đang hăm dọa Hong Kong? (18-09-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153108930.